Du lịch 24 đặt phòng khách sạn giá rẻ

728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Nét đẹp Chăm từ Tháp Bình Lâm

Nét đẹp Chăm từ Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm tọa lạc tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tháp Bình Lâm còn có tên gọi khác là tháp Thanh Trúc. Tháp đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. So với các tháp khác tại Bình Định, tháp Bình Lâm là điểm nhấn khác biệt, bởi tháp được xây dựng trên vị trí đồng và được xây dựng hoàn toàn bằng gạch. 

Tháp Bình Lâm có kết cấu 3 tầng. Các tầng lớn dần từ trên đỉnh xuống dưới đáy. Dáng vấpcủa tháp Bình Lâm trông cực kỳ hoàn hảo, với cửa chính hướng mặt về phía Đông để đón ánh mặt mặt trời, các cửa phụ (cửa giả) thì được xoay về phía Tây và phía Nam, bên trên các cửa được điêu khắc các bức phù điêu hình chim muông trông vô cùng mạnh mẽ, uy quyền, nhất là hình chim thần Garuda.

 

Du khách khi đến tham quan tháp Bình Lâm sẽ không tránh khỏi cảm giác choáng ngợp khi ngước nhìn lên đến đỉnh tháp Bình Lâm. Không hiểu vì sao, nhìn tháp là nhìn thấy một vũ khí uy lực của các vị thần, như các vị thần đang muốn cắm ngôi tháp xuống sâu vào lòng đất. Vì thế, nhìn từ xa, mái vòm của tháp Bình Lâm rất nhọn, vươn cao hơn hẳn các ngôi tháp khác.

Khi tiến đến gần, du khách sẽ thấy cận cảnh hơn các họa tiết, hình ảnh chạm khắc trên thân tháp. Với hệ thống các đường diền tinh tế, vẽ nên một khoảng cách giữa thân và mái tháp bằng các họa tiết cánh sen uốn lượn mà không hề làm phần thân và phần mái trở nên ủy mị. Dường như các cánh sen đã làm cho tháp Bình Lâm thêm thơm ngát. Bên cạnh đó, chính kỹ thuật vẽ hoa văn bằng cách tạo dáng trực tiếp trên nền vật liệu đã biến Bình Lâm thành ngôi tháp đi đầu trong xu hướng phát triển phong cách vẽ mới của nghệ thuật trang trí tháp Chăm.

 

Đồng thời, ngày nay khi du khách đến thăm tháp Bình Lâm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những cổ vật như Linga bằng đá và tượng Garuda. Đây là 2 tác phẩm có giá trị đang được trưng bày trong khuôn viên chùa Thiên Trúc, cách tháp Bình Lâm không xa.

 

Một điểm nổi bật nữa của tháp Bình Lâm hứa hẹn níu chân du khách chính là sự thân thiện. Người ta thường đặt xung quanh chân tháp là các ghế đá để du khách có thể ngồi nghỉ chân, và cũng để du khách tiếp cận gần hơn với các đường nét của tháp. Những ai đã từng đến tháp Bình Lâm thì nhất định không thể không mang về cho mình hàng chục, hàng trăm bức hình vô cùng đẹp, đậm nét Chăm trên mảnh đất Bình Định xinh tươi.

Ưu Đàm
Nét đẹp Chăm từ Tháp Bình Lâm
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Top