Du lịch 24 đặt phòng khách sạn giá rẻ

728x90 AdSpace

Latest News

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

“Biệt thự ma” ở Đà Lạt: Kỳ 1: Chuyện kể của người trông giữ “biệt thự ma”

Giữa đèo Prenn Đà Lạt, có 2 biệt thự Đà Lạt bỏ hoang từ hơn 50 năm nay. Người ta đồn rằng, 2 biệt thự ấy có “ma” nên chẳng ai dám ở. Tuần vừa rồi, mặc dù Đà Lạt mưa giăng khắp lối, tôi vẫn đưa Tiến sĩ - Họa sĩ Đinh Lực (dân Hà Nội gốc) thăm “Biệt thự ma” với tâm trạng rờn rợn, đầy trắc ẩn.

Năm 1984, tôi chuyển công tác vào Đà Lạt đã thấy 2 biệt thự “cô đơn” giữa đèo Prenn rồi. Do nâng cấp, cải tạo dở dang nên chưa thấy người đến ở bao giờ. Ngày ấy còn bao cấp, đi lại khó khăn, thông tin “cực ít” nên chẳng để ý nhiều đến 2 biệt thự này. Cuối thập niên 90 thế kỷ trước, rộ lên “chuyện” Đà Lạt có gần chục “biệt thự ma”, nhất là 2 biệt thự ở đèo Prenn nhiều “ma” lắm, nghe mà “ớn lạnh” đến “tê” người. Là người hay cả nể, thường “bị” bạn bè rủ rê, nên tôi đã 3 lần làm hướng dẫn viên du lịch “biệt thự ma” bất đắc dĩ.
Biệt thự ma đà lạt
Biệt thự ma đà lạt
Dịp tết “Tây” 2004, tôi đưa nhóm Nguyễn Đạt (5 người bạn Sài Gòn) thăm 2 “Biệt thự ma”. Hôm ấy, trời nắng đẹp, “biệt thự ma” nằm bên phải đèo Prenn (cách Bến xe Liên tỉnh khoảng 4km) đóng cửa “im ỉm”, chúng tôi không vào được, vì không gặp chủ nhà. Biệt thự này khá đẹp, mang dáng dấp kiến trúc Pháp, đang cải tạo, tầng lầu khóa chặt, đành đứng ngoài nhìn. Rồi chúng tôi đi vòng xuống tầng trệt, nhìn qua cửa ván gỗ, thấy bên trong le lói ngọn đèn nhỏ, trên am thờ có bát nhang và đĩa son phấn (chắc thờ phụ nữ nào đó), giữa nền nhà có đống tro tàn, mấy thanh gỗ (giống thang giường) chưa cháy hết. Tôi chụp được 2 kiểu ảnh thì hết phim (bây giờ tìm phim không thấy nữa).Chúng tôi cảm thấy “lạnh” sống lưng, lặng lẽ rời biệt thự, không dám nói năng gì.

Xuống đèo thêm 1km, gặp con hẻm bên trái, rẽ vào thì thấy “biệt thự ma” thứ hai nằm chênh vênh trên sườn đồi. Biệt thự này còn khuất nẻo, hoang vắng hơn “biệt thự ma” thứ nhất - biệt thự đà lạt cho thuê. Sau khi tự mở cổng (làm bằng kẽm gai tạm bợ), chiếc Innova 7 chỗ từ từ trườn lên con dốc dài khoảng 200m, cỏ mọc um tùm thì dừng lại. Tôi mở cửa xe bước xuống, thì gặp người đàn ông trên 50 tuổi, vẻ khắc khổ, mặt “lạnh như tiền” đứng cạnh đầu xe không nói gì. Tôi gật đầu chào ông ta và nói “Anh là chủ nhà ạ?”.Ông ta lắc đầu, bảo “Không.Tôi là gác dan.(Tiếng Pháp đọc là Gardien - dịch là người giữ nhà). Các anh đi đâu?”.Tôi bảo “Tụi em lần đầu thăm biệt thự này, mong anh giúp đỡ”.Ông ta bảo “Đi theo tôi”.Chúng tôi lặng lẽ đi sau ông lên lầu, bụng bảo dạ “Ông này, chắc biết nhiều chuyện”.Lên hết cầu thang, vào phòng lớn, trên kệ lò sưởi (chính giữa nhà) có bát hương nghi ngút khói và một tấm ảnh nhỏ thờ ai đó. Chúng tôi không ai bảo ai, hướng về ban thờ, chắp tay vái 3 vái, rồi “tham quan” tiếp. Ở 1 phòng nhỏ (cạnh phòng lớn), trên chiếc giường cá nhân có đống chăn màn nhàu nát, đen xỉn, mạng nhện chăng (chứng tỏ lâu ngày không ai sử dụng, dọn dẹp).Mùi ẩm mốc, hơi lạnh và “âm khí” tỏa ra, thật khó chịu. Thấy lạ, tôi hỏi “Anh ơi, giường này của ai vậy?”.Người giữ nhà, nói “Của ông gác dan thứ 12, ông ấy chết năm ngoái tại đây.Tôi là gác dan thứ 13”.Chúng tôi “tê cứng” cả người, đi đứng rụt rè và “im thít” như “chuột sợ mèo”.Sau khi “du lịch” hết các phòng (chưa phòng nào lắp cửa ra vào và thiết bị nội thất) thấy bồn chồn trong dạ. Riêng, các cửa sổ đã lắp kính (quét sơn trắng chữ X giữa mỗi ô) để làm dấu, báo hiệu “dễ vỡ”.Chúng tôi trở lại phòng lớn nhất có lò sưởi (tôi đoán đó là phòng khách) hướng Đông Nam, nhìn ra ban công rộng, thấy thung lũng với rừng thông trập trùng, mênh mông tuyệt đẹp. Tôi thầm cảm phục chủ nhân đầu tiên xây biệt thự này có “tầm nhìn xa”, yêu thiên nhiên, rất lãng mạn và có vẻ “ẩn dật”. Tôi hỏi gác dan 13 “Xin lỗi anh trước, nếu không phải mong anh bỏ qua. Nghe nói biệt thự này có nhiều “ma” lắm, anh đã “gặp” bao giờ chưa?”.Gác dan bảo “Tôi chưa gặp “ma” bao giờ, chắc “cứng vía”.Nhưng có vài lần đang đêm và cả buổi trưa nữa, ngủ bị “bóng đè” như đá đè ngực, ngạt thở, vùng vẫy… rồi tỉnh, lại bình thường”.Chuyện anh kể thật ly kỳ, hấp dẫn.“Anh kể chuyện “lạ” biệt thự này tiếp đi” - Nguyễn Đạt (Sài Gòn) nài nỉ.
Biệt thự ma đà lạt
Biệt thự mà đà lạt
Người gác dan thắp thêm 1 nén hương, rồi chậm rãi kể: “Mấy tháng trước, có một anh thợ xây dựng, xảy chân ngã, đưa về Sài Gòn cấp cứu, nghe đâu không qua khỏi. Thế là dừng công trình. Còn năm ngoái, ông gác dan thứ 12 không hiểu sao chết mấy ngày, người nhà mới phát hiện đưa đi mai táng. Lại có một thiếu phụ đài các, nhiều năm nay (vào 1 ngày cố định) đều lên quả đồi trên kia thắp nhang, khấn vái, lúc về “mắt đỏ hoe” như “bị chồng đánh”. Chả là, nghe người ta nói, thời trẻ “lỡ đẻ” con hoang tại biệt thự này, rồi bỏ đi.Được người gác dan (thứ mấy không rõ) chôn cất đứa trẻ xấu số.Bây giờ, cô ta lấy được chồng giàu, lương tâm “cắn dứt”, hối hận mong được “xá tội” chăng?Lại có “chuyện” kể rằng, có người lỡ đường ngủ đêm ở biệt thự này rồi “ngủ luôn” không thức nữa.Có cặp trai gái “treo cổ” ở đây, vì không lấy được nhau. Có “anh hùng rơm” nhận cá cược (số tiền lớn) ngủ 1 mình, đến nửa đêm thấy “bóng ma nữ” mặc váy trắng “hất ra khỏi giường”, thế là chạy mất dép”...

Chuyện đang hấp dẫn, thì chuông điện thoại Nguyễn Đạt “reng” làm mọi người “giật mình”.Anh gác dan lại thắp thêm nén hương nữa. Tôi liền hỏi “Anh thắp suốt ngày, đêm à?”. Anh bảo “ừ”. Tôi tò mò “biệt thự này của ai vậy, anh?”.Người gác dan bảo “Đã qua nhiều chủ rồi, bây giờ Công ty EDC Vũng Tàu quản lý”.Bạn tôi, tếu táo nói nhỏ “EDC nghĩa là Em Đi Chơi”. Tôi phì cười, nhưng kịp lấy tay “bịt” miệng. Cảm thấy phiền anh đã nhiều, nên chúng tôi cáo từ ra về.Chuyến thăm 2 “biệt thự ma” lần ấy chỉ có vậy. Thời gian “trôi” nhanh quá, cuộc sống thật “bận rộn” nên tôi quên bẵng chuyện “Biệt thự ma” - biệt thự đà lạt giá rẻ… Cho đến đầu tháng 8 này, gặp Đoàn họa sĩ Hà Nội vào Đà Lạt sáng tác, gợi ý đưa đi thăm “Biệt thự ma”, tôi mới nhớ. 
“Biệt thự ma” ở Đà Lạt: Kỳ 1: Chuyện kể của người trông giữ “biệt thự ma”
  • Title : “Biệt thự ma” ở Đà Lạt: Kỳ 1: Chuyện kể của người trông giữ “biệt thự ma”
  • Posted by :
  • Date : 14:56
  • Labels :
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

2 nhận xét:

Top